Thiết kế nhà máy thực phẩm: tiêu chuẩn bạn cần biết!
- Chế biến thực phẩm là gì?
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà máy thực phẩm
- 1. Cấu trúc phân xưởng
- 2. Cách bố trí xưởng trong quá trình thiết kế nhà máy thực phẩm
- 3. Cấu trúc bộ phận thiết kế nhà máy sản xuất thực phẩm
- 4. Phương tiện kiểm soát nhiệt độ
- 5. Thiết kế phòng phụ cho nhà máy thực phẩm
- 6. Thiết kế khu vực kho lưu trữ
- Yongsung System Vina: chuyên cung cấp trang thiết bị nhà máy thực phẩm
Thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm như thế nào? Tiêu chuẩn nhà máy chế biến thực phẩm chuẩn?
Mục đích chính của chế biến thực phẩm là làm cho thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, loại bỏ các chất độc hại và không mong muốn, cải thiện hương vị và mùi vị, và kéo dài thời gian bảo quản.
Chế biến thực phẩm là gì?
Chế biến thực phẩm
Chế biến thực phẩm là quá trình biến đổi hình thức của thực phẩm để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng. Quá trình này làm thay đổi thành phần, cấu trúc, hoặc trạng thái của nguyên liệu thô (như rau, củ, thịt, cá, ngũ cốc,...) để tạo ra các món ăn hoặc sản phẩm thực phẩm khác nhau. Chế biến thực phẩm nhằm mục đích cải thiện hương vị. kéo dài thời gian bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng hay làm cho thực phẩm an toàn hơn khi tiêu thụ.
Xem thêm: Máy cấp đông thực phẩm là gì? Loại nào tốt?
Tiêu chuẩn thiết kế nhà máy thực phẩm
Tiêu chuẩn thiết kế nhà máy thực phẩm
Nhà máy chế biến thực phẩm phải đạt được các yêu cầu cao về an toàn thực phẩm. Thiết kếthiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm cần có những yêu cầu đặc biệt như sau.
1. Cấu trúc phân xưởng
- Nhà xưởng thực phẩm có kết cấu thép-bê tông hoặc gạch, tùy theo nhu cầu của các sản phẩm khác nhau.
- Diện tích trung bình của một nhân viên chế biến trong xưởng không được ít hơn 1,5 mét vuông trừ thiết bị.
- Nhà xưởng quá đông sẽ cản trở hoạt động sản xuất và sự tiếp xúc giữa trang phục của nhân viên với thiết bị sản xuất cũng dễ gây nhiễm bẩn sản phẩm. Chiều cao nhà xưởng không được nhỏ hơn 3 mét và phòng nấu ăn không được nhỏ hơn 5 mét.
- Các thiết bị vệ sinh của khu vực chế biến và nhân viên, như phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, phải là một cấu trúc kết hợp.
- Khu vực bảo quản và chế biến sản phẩm đông lạnh nhanh nên kết cấu liền nhau.
2. Cách bố trí xưởng trong quá trình thiết kế nhà máy thực phẩm
Việc bố trí nhà xưởng thuận tiện để kiểm soát vệ sinh cho quá trình chế biến để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất. Quy trình phân xưởng chế biến cần được bố trí theo nguyên tắc trình tự chế biến sản phẩm. Bố trí các phòng vệ sinh, khử trùng dụng cụ, bể khử trùng, bể tráng để vệ sinh, khử trùng công cụ, dụng cụ ở những vị trí thích hợp.
Cần các biện pháp cách ly tương ứng giữa khu vực sạch và khu vực không sạch để kiểm soát lưu lượng người và dịch vụ hậu cần. Từ đó, tránh lây nhiễm chéo, và các sản phẩm chế biến cần được chuyển qua Pass Box.
3. Cấu trúc bộ phận thiết kế nhà máy sản xuất thực phẩm
Nền và sàn
Nền nhà xưởng nên được làm bằng vật liệu không trơn trượt, bền, không thấm nước, dễ lau chùi, chống ăn mòn và bề mặt phải phẳng, không đọng nước.
Tường phòng sạch nhà máy thực phẩm
Các tấm tường phòng sạch phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn, dễ làm sạch và khử trùng. Vật liệu có độ bền, không thấm nước, màu sáng, không độc hại, chống nấm mốc.
Trần phòng sạch
Các tấm trần phòng sạch phải thiết kế dễ lau chùi và không được gây ứ đọng các giọt nước ở khu vực làm việc sinh ra hơi nước.
Cửa ra vào và cửa sổ
Cửa ra vào và cửa sổ của phòng sạch thực phẩm phải có các thiết bị chống côn trùng, chống bụi, chống chuột. Sử dụng các vật liệu chống ăn mòn và dễ làm sạch. Bệ cửa sổ cách mặt đất không dưới 1m, có độ dốc 45 độ.
4. Phương tiện kiểm soát nhiệt độ
Nhà máy chế biến thực phẩm đặc biệt là sản phẩm dễ hư hỏng cần được trang bị máy lạnh. Nhiệt độ trong xưởng chế biến đồ tươi sống không quá 15°C - 18°C vào mùa hè. Nhiệt độ trong phòng ướp các sản phẩm đồ tươi sống không quá 4°C.
Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nhà máy chế biến thực phẩm, đặc biệt là máy móc, thiết bị tiếp xúc với thực phẩm, bệ vận hành, băng tải, đường ống và các dụng cụ khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không độc hại, không gây ô nhiễm đến sản phẩm
- Chống ăn mòn, chống gỉ, không dễ lão hóa và biến dạng
- Dễ dàng làm sạch/khử trùng
- Vật liệu của ống mềm được sử dụng trong xưởng phải đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn GB11331.
5. Thiết kế phòng phụ cho nhà máy thực phẩm
Phòng thay đồ
Nhà máy sản xuất thực phẩm cần thiết kế phòng thay đồ phù hợp với số lượng nhân công chế biến. Phòng thay đồ nên được kết nối trực tiếp với xưởng chế biến.
Nếu cần, nên bố trí phòng thay đồ riêng cho nhân công chế biến làm việc ở 2 khu vực sạch và không sạch, khi ra vào khu vực làm việc tương ứng. Lối đi cần được tách biệt. Không khí trong nhà có thể được khử trùng bằng cách lắp đặt đèn cục tím hoặc máy tạo ozone.
Phòng tắm
Khi thiết kế cần chú ý kích thước phải phù hợp với số lượng công nhân. Phòng tắm phải thông gió tốt. Vật liệu sàn và tường phải sáng màu, dễ lau chùi, chống thấm và ăn mòn. Sàn phải chống trơn trượt, phần chân tường và mặt trên quét sơn chống ẩm mốc, thoát nước, thông gió tốt.
Bồn rửa tay và khử trùng
Tại lối vào phòng thực phẩm phải trang bị các bồn rửa tay và khử trùng. Tương ứng với số lượng dựa trên cấu hình là 1 vòi cho 10 người hoặc 1 vòi cho mỗi 20 người (nếu trên 200 người). Lắp đặt đủ tại các vị trí thích hợp trong xưởng để người lao động rửa tay thường xuyên trong quá trình sản xuất thuận tiện và kịp thời.
Bồn rửa tay cần phải có bình đựng xà phòng với nguồn cấp nước nóng và nước ấm.
Công cụ làm khô tay phải là các vật dụng không gây lây nhiễm chéo, chẳng hạn như khăn giấy dùng một lần, khăn khử trùng,...
Phòng vệ sinh
Để thuận tiện cho quản lý sản xuất và vệ sinh, phòng vệ sinh kết nối với phân xưởng không nên bố trí trong khu chế biến mà có nên bố trí ở khu thay đồ. Cửa nhà vệ sinh không được mở thẳng vào khu vực chế biến. Tường, sàn, cửa nhà vệ sinh phải làm bằng vật liệu sáng màu, dễ làm sạch và khử trùng, chống ăn mòn và không thấm nước.
6. Thiết kế khu vực kho lưu trữ
Khu vực nguyên phụ liệu
Vệ sinh, sạch sẽ và ngăn các động vật gây hại là yêu cầu cơ bản đối với kho bảo quản nguyên liệu/phụ liệu cho nhà máy thực phẩm. Nơi bảo quản nguyên liệu cũng cần phải che nắng, che mưa, thông thoáng.
Khu vực vật liệu đóng gói
Kho phải sạch sẽ, khô ráo, có các phương tiện ngăn chặn ruồi, nhặng, chuột. Vật liệu đóng gói bên trong và ngoài phải được ngăn cách với nhau. Nên dùng các tấm che bụi. Giữ một khoảng cách nhất định từ vật liệu với mặt đất và tường.
Khu vực kho thành phẩm
Kho bảo quản thành phẩm phải có quy mô và công suất phù hợp với hoạt động sản xuất của nhà máy. Và cần trang bị để đảm bảo thành phẩm giữ được chất lượng ổn định và không bị ô nhiễm trong quá trình bảo quản. Trang bị các phương tiện ngăn côn trùng, động vật xâm nhập. Vật liệu xây dựng cửa kho lạnh phải đáp ứng những yêu cầu của các quy định về vật liệu có liên quan của quốc gia. Máy đo nhiệt độ tự động nên được lắp đặt trong kho lạnh và kho bảo quản nhiệt độ thường đối với sản phẩm xuất khẩu.
Xem thêm: Kho đông lạnh giá bao nhiêu? Bảng giá lắp đặt kho lạnh
Yongsung System Vina: chuyên cung cấp trang thiết bị nhà máy thực phẩm
Yongsung System Vina: chuyên cung cấp trang thiết bị nhà máy thực phẩm
Yongsung System Vina chuyên cung cấp trang thiết bị cho nhà máy thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này, Yongsung System Vina cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, hiện đại và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm của Yongsung System Vina:
- Tăng năng suất, giảm thiểu nhân công và thời gian.
- Chất lượng đồng đều, an toàn, vệ sinh.
- Giảm thiểu hao hụt nguyên liệu, giảm chi phí bảo trì.
- Đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan kiểm định.
- Đội ngũ Yongsung sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Công ty TNHH YONGSUNG SYSTEM VINA
H.O: Số 42 Đường số 2, khu Cư Xá Điện Lực, Phường Trường Thọ, Thành Phố Thủ Đức, TPHCM, VN
Nhà máy: Đ.Khánh Bình 10, Khánh Bình, Thành Phố Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, VN.
Hotline/Zalo: 0274.2211.106
Email: Sales@yongsungvina.com.vn
Xem thêm