Năng lực sản xuất là gì? Cách tính và giải pháp
- Năng lực sản xuất là gì?
- Cách tính năng lực sản xuất
- Đo lường năng lực sản xuất theo phương pháp thủ công
- Đo lường dựa trên công suất giờ máy
- Tính năng lực sản xuất từ công suất giờ máy
- Giáp pháp nâng cao năng lực sản xuất
- Đào tạo nguồn nhân lực
- Nâng cấp và cải tiến máy móc:
- Đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại
- Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
- Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ:
- Tối ưu hóa trang thiết bị máy móc tại Yongsung!
Năng lực sản xuất là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ số này giúp xác định khả năng sản xuất ra lượng hàng hoá trong một khoảng thời gian nhất định. Mức độ năng lực này càng lớn thì mức độ hiệu quả trong quá trình sản xuất càng cao. Năng lực sản xuất là gì? Cách tính năng lực sản xuất ra sao? Xem ngay dưới đây!
Năng lực sản xuất là gì?
Năng lực sản xuất là khả năng của một tổ chức doanh nghiệp để sản xuất một lượng hàng hoặc dịch vụ trong một đơn vị thời gian nhất định. Có nhiều cách tính năng lực sản xuất khác nhau, có thể kể đến như số lượng sản phẩm được sản xuất trong một ngày hoặc một quý, tổng số sản phẩm sản xuất trong năm. Hay tổng giá trị của các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
Năng lực để sản xuất phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nhau. Bao gồm tài nguyên như lao động, máy móc và nguyên liệu, cũng như công nghệ và quy trình sản xuất. Năng lực để sản xuất đóng vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh của một tổ chức doanh nghiệp. Do đó, đây là một trong những yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của tổ chức đó.
Cách tính năng lực sản xuất
Có nhiều cách tính năng lực sản xuất khác nhau để đánh giá một doanh nghiệp. Quyết định về cách tính có thể dựa trên các công thức tính năng lực sản xuất thông dụng. Đó là những công thức được sử dụng trên toàn thế giới, như:
Đo lường năng lực sản xuất theo phương pháp thủ công
Một phương pháp đơn giản để tính năng lực sản xuất là đếm số lượng sản phẩm qua quá trình sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định khi sản xuất hoạt động với công suất tối đa. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm:
-
Không thể tính toán nếu thiếu lịch sử sản xuất.
-
Phương pháp này có thể không chính xác.
-
Không đảm bảo năng lực sản xuất trong tương lai sẽ giống như trong quá khứ, dù đã biết được năng lực trong lịch sử.
-
Không thể đánh giá khả năng sản xuất nếu quy trình sản xuất bao gồm một hỗn hợp lớn các loại hàng hóa khác nhau.
Đo lường dựa trên công suất giờ máy
Trước khi đánh giá năng lực sản xuất một sản phẩm, cần xác định công suất giờ của các máy móc trong đơn vị sản xuất. Công suất giờ máy đề cập đến số giờ mà nhân viên có thể vận hành tất cả các máy móc có sẵn trong đơn vị sản xuất của bạn.
Công thức tính công suất giờ máy:
Công suất giờ máy = số máy sử dụng được x số giờ nhân viên có thể sử dụng máy.
Khi đã biết công suất giờ của máy, bạn có thể tính toán khả năng sản xuất cho một sản phẩm cụ thể. Việc hiểu loại công suất này giúp đánh giá khả năng sản xuất là bao nhiêu sản phẩm trong một ngày.
Tính năng lực sản xuất từ công suất giờ máy
Sau khi đã xác định được công suất giờ của máy, bạn có thể tính toán số giờ cần thiết để sản xuất một sản phẩm. Công thức tính thời gian sản xuất một mặt hàng như sau:
Số giờ để sản xuất một sản phẩm = số lượng sản phẩm được sản xuất trong một ngày / giờ hoạt động.
Từ đó, bạn có thể tính qua công thức sau:
Năng lực sản xuất = công suất giờ máy / giờ để sản xuất một sản phẩm.
Giáp pháp nâng cao năng lực sản xuất
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc này được thực hiện bằng cách cải thiện, nâng cao năng lực sản xuất, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Dưới đây là một số giải pháp giúp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp:
Đào tạo nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng sản xuất. Phương án đào tạo cụ thể sẽ phụ thuộc vào vai trò của từng nguồn nhân lực. Mỗi nguồn nhân lực sẽ có phương pháp đào tạo khác nhau. Đặc biệt chú trọng đào tạo nhân viên về cách vận hành, bảo trì và bảo dưỡng máy móc. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng.
Nâng cấp và cải tiến máy móc:
-
Nên nâng cấp và cải tiến máy móc khi cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường.
-
Nên cân nhắc các yếu tố như chi phí nâng cấp, lợi ích thu được và thời gian hoàn vốn khi quyết định nâng cấp máy móc.
-
Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi quyết định nâng cấp máy móc.
Đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại
Công nghệ và thiết bị hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc đầu tư và cập nhật các thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. Có thể áp dụng các công nghệ mới như (IoT) và (AI) để nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành máy móc.
Ứng dụng công nghệ thông tin
Các tổ chức cần tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất. Điều này bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cải thiện phần mềm như nội dung trên trang web, nhằm đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác. Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý để theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc, lập kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng, và quản lý kho phụ tùng. Việc sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý trang thiết bị máy móc.
Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm:
-
Hoàn thiện các hệ thống đo lường sản phẩm
-
Cải thiện phương pháp, công cụ, và hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Từ quy trình nhập nguyên liệu đến sản xuất và giao hàng cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên nắm bắt nhu cầu của thị trường và khách hàng qua internet. Điều này nhằm để đưa ra những chính sách và cải tiến phù hợp.
Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ:
Các bạn nên thực hiện bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cho tất cả các trang thiết bị máy móc. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và ngăn ngừa các hư hỏng nghiêm trọng. Nên lập kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng dựa trên khuyến nghị của nhà sản xuất và tình trạng sử dụng thực tế của máy móc. Nên sử dụng các bộ phận và phụ tùng chính hãng để đảm bảo chất lượng và độ bền của máy móc.
Tối ưu hóa trang thiết bị máy móc tại Yongsung!
Việc tối ưu hóa trang thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
Sử dụng công nghệ tự động hóa
Tại Yongsung, chúng tôi đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất và chế biến. Các thiết bị hiện đại, như hệ thống CIP (Cleaning in Place) và hệ thống SIP (Sterilization in Place), giúp tối ưu hóa quy trình vệ sinh và khử trùng mà không cần phải tháo dỡ thiết bị, tiết kiệm thời gian và chi phí lao động. Công nghệ tự động hóa không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ.
Đổi mới và nâng cấp máy móc
Để luôn bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Yongsung System Vina liên tục nâng cấp và cải tiến các thiết bị máy móc. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm như hầm cấp đông, cửa tự động, và các thiết bị chế biến thực phẩm khác, được trang bị công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất. Các thiết bị mới cũng được thiết kế với các tính năng tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.
Nếu còn thắc mắc gì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và tối ưu hóa trang thiết bị máy móc tại Yongsung ngay nhé!
Có thể xem thêm:
Máy thực phẩm thiết bị chế biến thực phẩm tốt
Băng tải thực phẩm là gì? Lắp đặt và bảo trì
Công ty TNHH YONGSUNG SYSTEM VINA
H.O: Số 42 Đường số 2, khu Cư Xá Điện Lực, Phường Trường Thọ, Thành Phố Thủ Đức, TPHCM, VN
Nhà máy: Đ.Khánh Bình 10, Khánh Bình, Thành Phố Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, VN.
Hotline/Zalo: 0274.2211.106
Email: Sales@yongsungvina.com.vn
Xem thêm